Phân biệt gỗ MFC, MDF và HDF

Phân biệt gỗ MFC, MDF và HDF

Các sản phẩm nội thất gia đình hay nội thất văn phòng ngày nay đa số được sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF. Nhưng hầu hết mọi người đều chưa phân biệt rõ được từng loại. Vậy nên trong bài viết hôm nay, hãy cùng Focus tìm hiểu những đặc điểm của các loại gỗ công nghiệp trên nhé. Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là loại gỗ cần phải chế biến bằng cách băm nhỏ, xay bột gỗ rồi sau đó dùng keo, ép lại thành những tấm dày rồi mới có thể sử dụng được. Gỗ công nghiệp đang được thay thế khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả ngày càng đắt đỏ.

1. Gỗ công nghiệp MFC

MFC là chữ viết tắt của Melamine Faced Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm (như OSB, PB) phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt.
Ứng dụng: Gỗ MFC dùng nhiều cho nội thất trong văn phòng, nhà ở, trường học, bệnh viện, gỗ MFC có nhiều gam màu từ các gam màu đơn sắc mang tính hiện đại, tinh tế như đen, trắng, nâu,… cho tới các gam màu rực rỡ, bắt mắt như đỏ, cam, hồng,… nên thích hợp để sản xuất nhiều loại nội thất.

Ưu điểm:
– Chống cong vênh, bong tróc và ngăn mối mọt tốt.
– Nội thất từ gỗ MFC có tuổi thọ từ 10 – 15 năm, ít thay đổi chất lượng theo thời gian.
– Khả năng chống ẩm tốt, phù hợp khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước ta.
– Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
– Bề mặt Melamine có bảng màu đa dạng với rất nhiều màu sắc khác nhau.
– Dễ vệ sinh sạch sẽ do bề mặt Melamine nhẵn phẳng, trơn.
– Ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất, thi công công trình.
– Thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
– Giá cả gỗ MFC rất hợp lý.

Nhược điểm:
– Khả năng chịu nước thấp. Có khả năng bị bung và hở ván nếu tiếp xúc với nước lâu ngày.
– Bề mặt không chân thật bằng gỗ tự nhiên.
– Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác.
– Hạn chế về độ dày.

2. Gỗ công nghiệp MDF

MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, tiếng Việt có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Phân loại:
– Gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia bao gồm MDF trơn, MDF chịu nước và MDF Veneer.

Ưu điểm:
MDF có độ bám sơn cao, đặc biệt gỗ MDF rất dễ gia công. MDF có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc. MDF có thể tạo dáng (cong) đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển, cách âm, cách nhiệt tốt. Giá ván MDF thấp hơn ván dán hay gỗ tự nhiên. Ván MDF có cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt, cạnh cắt không bị sứt mẻ. Bề mặt ván MDF phẳng và nhẵn nên có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí khác như Melamine hay Laminate.

Nhược điểm:
Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm thay thế. Ván MDF có độ cứng thấp nên khá dễ bị mẻ cạnh. Ván MDF có hạn chế về độ dày nên khi cần sản xuất những sản phẩm có độ dày lớn hơn thì thường phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau. Không trạm trổ được các họa tiết lên bề mặt MDF như gỗ tự nhiên. Ván MDF chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất hay người sử dụng do trong ván có thành phần Formaldehyde.

Ứng dụng: Các bề mặt trang trí (Melamine, Laminate…) thường được ép lên gỗ công nghiệp MDF để ứng dụng trong sản xuất và trang trí nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, kệ, cửa…

3. Gỗ công nghiệp HDF

HDF là chữ viết tắt của High Density Fiberboard (Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF).

Ưu điểm:
– Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, nội thất phòng ngủ, thiết kế nội thất phòng bếp,…
– Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mối, mọt. Gỗ HDF khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
– Lượng màu sơn HDF rất đa dạng, không ngừng tăng dần, thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
– HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
– Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF. Đặc biệt HDF cứng nhất trong 3 loại.

Nhược điểm:
– Khả năng chống thấm nước kém.
– Độ dày và độ dẻo dai hạn chế.
– Một số loại gỗ có hại với sức khỏe người sử dụng.
– Không chạm trổ được các chi tiết cầu kỳ như gỗ tự nhiên…
Ứng dụng: Sử dụng gỗ công nghiệp MDF là giải pháp tuyệt vời cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời, tấm tường, bàn làm việc nhóm, nội thất hội trường, bàn họp gỗ công nghiệp, vách ngăn văn phòng, bàn hội trường và cửa ra vào. Do tính ổn định và mật độ mịn nên sử dụng làm sàn gỗ rất tốt.

Chắc chắn sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã có kiến thức cơ bản nhất để phân biệt được ba loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF. Và hãy liên hệ Focus để bạn có được những lựa chọn nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.


ĐĂNG KÝ TƯ VN 

NHẬN BÁO GIÁ VÀ ƯU ĐÃI HÔM NAY

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on telegram
Telegram
FOCUS INTERIOR

FOCUS INTERIOR

Có thể bạn sẽ thích

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Focus dành cho khách hàng quan tâm và cần đơn vị

Scroll to Top