Thiết kế bếp không hề đơn giản như bạn nghĩ. Mọi người thường mắc sai lầm khi thiết kế tủ bếp và nhà bếp dẫn đến nhiều bất tiện cho người sử dụng.
Dưới đây là các lỗi thường gặp nhất khi thiết kế bếp và những lời khuyên bổ ích mà Focus muốn chia sẻ đến mọi người.
1. Không phân chia khu vực chức năng
Đây là lỗi mà các hộ gia đình mỗi khi làm nội thất ít chú ý đến nhất. Để tăng tối đa hiệu quả các chức năng của nhà bếp, giúp phòng bếp sạch sẽ, tinh tươm hơn, hãy sắp xếp các đồ đạc một cách khoa học và có hệ thống. Việc này còn đảm bảo khả năng sử dụng vật dụng gắn liền với bếp tốt hơn rất nhiều.
Mỗi không gian bếp nên chia thành 5 khu vực chính:
-Khu vực cất trữ đồ ăn.
-Vị trí lưu trữ đồ dùng nhà bếp.
-Khu vực chuẩn bị và chế biến thức ăn.
-Chậu rửa.
-Khu vực nấu.
2. Nguyên tắc “tam giác “không được áp dụng.
Nguyên lý tam giác trong thiết kế nhà bếp là các khu vực như: tủ lạnh, bồn rửa chén, lò nướng được phân bổ trong một hình tam giác. Các khu vực trong phòng bếp phải được phân bổ theo một trình tự. Trong trường hợp người thuận tay phải chúng ta đi theo chiều kim đồng hồ và đối với người thuận tay trái thì theo hướng ngược lại. Khoảng cách quá nhỏ hay quá lớn giữa bếp và bồn rửa chén, cũng như giữa bồn rửa chén và tủ lạnh, điều này rất bất tiện. Vì vậy bạn cần phân chia khoảng cách giữa các khu vực sao cho hợp lý
3. Chiều cao tủ bếp không phù hợp.
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn được lấy trên mặt bằng chung, nó có thể điều chỉnh tùy theo chiều cao của người sử dụng và diện tích của không gian bếp nhà bạn. Chẳng hạn như chiều cao của tủ cũng phải phù hợp với chiều cao trần nhà và mặt sàn để dễ dàng vệ sinh, chùi rửa cũng như sự hài hòa trong ngôi nhà. Chiều cao tủ bếp phải phù hợp với chiều cao của bạn. Nghĩa là thấp hơn 10 – 15 cm so với chiều cao khuỷu tay, với dung sai vài cm.
Với các tủ bếp trên của căn hộ thường đóng cao đụng trần để tăng không gian lưu trữ và che lấp khoảng trống đầu tủ cho thẩm mỹ thì công năng sử dụng chủ yếu là các vật dụng ít dùng và nên có cánh riêng cho phần tủ thấp hơn.
4. Đặt thiết bị sai vị trí.
Đặt bếp ở gần khu vực có ổ điện để tránh trường hợp chạy dây điện quá dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vị trí bếp cách chậu rửa nên tối đa để khi rửa bát tránh văng nước vào bếp, đồng thời có thể để các thiết bị đựng thực phẩm trước khi nấu ở đây.
Tủ lạnh nên kê ở chỗ thoáng mát, lưu thông không khí, tránh bị ánh nắng mặt trời và cách tường ít nhất 10cm. Nhớ chừa ra không gian cần thiết để đóng-mở cánh tủ không bị vướng. Một lưu ý nữa là không nên để tủ lạnh đặt quá gần với bếp nấu, lò vi sóng hay lò nướng vì khí nóng của bếp và khí lạnh của tủ lạnh xung khắc với nhau vừa ảnh hưởng đến sức khỏe con người vừa giảm tuổi thọ của tủ.
Tránh để lò vi sóng và lò nướng gần các thiết bị điện khác như: tủ lạnh, bếp từ, nồi cơm điện, máy rửa bát… Nên chọn vị trí ngang tầm với, không quá cao hoặc quá thấp và phải khô ráo, cách tường khoảng 10cm.
5. Thiếu ánh sáng.
Nhà bếp luôn đòi hỏi một lượng ánh sáng thích hợp để thao tác hàng ngày. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo luôn được sử dụng trong thiết kế nhà bếp. Vì vậy, khi thiết kế phòng bếp nên chú ý đến chiếu sáng. Ngoài đèn chiếu sáng tổng thể cho phòng bếp, bạn cần lắp đặt thêm các đèn chạy dưới tủ bếp trên để bổ sung ánh sáng cho mặt bếp. Chất lượng ánh sáng rất quan trọng, vì bếp là khu vực chúng ta sử dụng hàng ngày. Ánh sáng chính không nên quá mạnh. Bạn nên chọn đèn vàng phối hợp ánh sáng trắng, vì nếu ánh sáng trắng quá nhiều sẽ không tốt cho mắt. Ánh sáng vàng quá nhiều thì cảm giác nóng bức.
Chúng ta đều biết có hai loại ánh sáng chính đó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là một trong những tiêu chí không thể thiếu nhưng ta cũng phải biết kết hợp hài hòa với ánh sáng nhân tạo.
6. Thiếu ổ cắm điện hay ổ cắm ở vị trí bất tiện.
Khi chọn vị trí ổ cắm điện trong phòng bếp, bạn nên tính toán cụ thể số lượng thiết bị gia dụng cần kết nối. Bạn nên lưu ý rằng ổ cắm được thiết kế cho các thiết bị lớn như tủ lạnh, lò nướng hay máy rửa chén cũng như các thiết bị nhỏ như ấm đun nước v.v…cần được tính toán kĩ càng, để đây đủ lớn và chịu được công suất lớn khi các thiết bị sử dụng đồng thời. Đặc biệt chú ý đến vị trí và số lượng ổ cắm theo nhu cầu sử dụng thiết bếp, nếu có thể thì dư hơn là thiếu.
Nhà bếp là một khu vực tiện ích cho mọi gia đình, là nơi thắp lửa cho hạnh phúc. Do đó, vật liệu nhà bếp và tiện ích tủ bếp nên được lựa chọn mang tính thiết thực và hữu dụng. Vì vậy khi thiết kế nhà bếp, chúng ta cần tham khảo nhiều hơn những lưu ý cần tránh và hãy liên hệ ngay cho Focus để được tư vấn kỹ hơn.