6 thiết kế bố trí khu vực nhà bếp hợp lý

6 thiết kế bố trí khu vực nhà bếp hợp lý

Thiết kế bố trí khu vực nhà bếp hợp lý sẽ tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt, mang đến không gian thoải mái trong quá trình sử dụng hàng ngày và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hãy cùng Focus tìm hiểu 6 cách bố trí nhà bếp đẹp thịnh hành nhất hiện nay để bạn có thêm ý tưởng cho khu bếp nhà mình nhé.

1. Bố cục nhà bếp có đảo bếp
Đây là một lựa chọn hiện đại, sang trọng tuyệt vời nếu không gian nhà bạn đủ lớn. Cách thiết kế thêm bàn đảo bếp tận dụng sự kết hợp giữa thiết kế bếp hình chữ L và chữ I với không gian đảo riêng biệt. Đảo bếp không chỉ đóng vai trò trang trí, đó còn là một khu vực đa chức năng, giúp việc nấu nướng của gia chủ dễ dàng hơn.

Đảo bếp thường được đặt ở giữa phòng bếp, tùy theo diện tích căn phòng mà có kích thước lớn hay nhỏ.. Đảo bếp sẽ cung cấp thêm cho bạn không gian lưu trữ, khu vực hoạt động khác rộng rãi ngoài việc chuẩn bị bữa ăn.

2. Nhà bếp bố trí hình chữ G

Kiểu bếp chữ G thích hợp cho việc tối ưu hóa diện tích, mang đến không gian đẹp, thông thoáng, thuận tiện cho việc di chuyển. Với thiết kế 4 cạnh tạo nên các khu riêng biệt, thiết kế bếp hình chữ G giúp tối đa hóa không gian lưu trữ, giúp căn bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Ưu điểm
Bếp chữ G chiếm một phần diện tích khá lớn giúp bạn có nhiều không gian để lưu trữ đồ đạc và đảm bảo căn bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp. Thiết kế hai đầu độc lập, song song giúp dễ dàng phân chia các khu vực lưu trữ, sơ chế hay nấu nướng. Sự bao bọc của hình dáng chữ G cung cấp khoảng không thoáng đãng để người nội trợ dễ dàng di chuyển qua lại giữa các khu vực.

Nhược điểm
Bếp chữ G sở hữu tới 3 góc chết nên bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí để xử lý điều này. Giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng là sử dụng các tấm đợt góc hay phụ kiện góc cho các không gian này. Thiết kế kiểu dáng vuông không phải là lựa chọn dành cho những không gian hẹp, nhỏ và dài.

3. Nhà bếp bố trí hình chữ L

Cách bố trí bếp này được sử dụng phổ biến trong nhiều gia đình. Nó lý tưởng cho những ngôi nhà nhỏ hơn vì nó tối đa hóa không gian sàn có sẵn. Hơn nữa, nó cung cấp khả năng lưu trữ tối đa và người ta có thể thêm một bàn ăn nhỏ trong khu vực bếp.

Kiểu bố trí này thích hợp cho gia chủ yêu thích sự tối giản, hiện đại trong thiết kế nội thất. Ba ưu điểm của bố cục này là tính hiệu quả, khả năng tiếp cận và tạo không gian kết nối mở với phòng khách, phòng ăn.

4. Bố cục nhà bếp Galley

Bếp galley hay còn được gọi là bếp song song, khu vực nấu ăn, các thiết bị, đồ dùng bếp được bố trí hai bên tường với một lối đi ở giữa. Kiểu bố trí này dễ thấy tại các nhà hàng bởi chúng cho phép nhiều người tham gia vào việc nấu nướng. Thiết kế này khó kết hợp với khu vực ăn uống (bàn ăn) và giới hạn tương tác.

5. Bố cục nhà bếp hình chữ I

Trái ngước với các kiểu bố trí khác, kiểu bếp này sử dụng quy trình làm việc “đường thẳng” thay vì “hình tam giác”, tất cả thiết bị, đồ dùng bếp được bố trí trên một mặt tường. Bồn rửa thường được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để hạn chế việc di chuyển nhiều, tạo sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của bếp chữ I là thiết kế đơn giản, tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo được công năng sử dụng. Hơn nữa, kiểu bố cục này còn tạo thành khu vực nấu nướng thuận tiện, dễ di chuyển.

Nhược điểm
Dù tiết kiệm được nhiều không gian nhưng bố cục bếp này có thể gây khó khăn nếu hai người cùng đứng bếp một lúc và có ít không gian lưu trữ hơn các loại bố cục bếp khác. Bên cạnh đó, bề mặt bàn bếp khi đó khá nhỏ nên chỗ để và chế biến thực phẩm cũng bị hạn chế. Nếu tủ bếp dạng chữ I được thiết kế dài ra để tăng diện tích sử dụng và lưu trữ thì việc đi lại trong quá trình nấu nướng sẽ vất vả hơn.

6. Bố cục nhà bếp hình chữ U

Thiết kế bếp hình chữ U với không gian không khép kín, được bao quanh bởi ba mặt tủ bếp giúp phân tách khu nấu nướng biệt lập, rộng rãi và linh hoạt. Đôi khi, một cạnh bếp chữ U còn có thể được thiết kế thành quầy bar, bàn đảo…


Bếp chữ U phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Với không gian lớn, bếp chữ U cung cấp thêm không gian lưu trữ, sơ chế và có thể thiết kế thêm quầy bar, bàn ăn, bán đảo… Với không gian bếp nhỏ hơn, các cạnh của bếp chữ U có thể được rút ngắn lại để tối ưu hóa việc di chuyển trong gian bếp nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng.

ĐĂNG KÝ TƯ VN 

NHẬN BÁO GIÁ VÀ ƯU ĐÃI HÔM NAY

Chia sẻ:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email
Share on telegram
Telegram
FOCUS INTERIOR

FOCUS INTERIOR

Có thể bạn sẽ thích

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Focus dành cho khách hàng quan tâm và cần đơn vị

Scroll to Top